VẮC XIN HPV VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT | TƯ VẤN SỨC KHOẺ SINH SẢN EM18+

VẮC XIN HPV VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT | TƯ VẤN SỨC KHOẺ SINH SẢN EM18+

16/11/2020 - 529

Chuyên mục tư vấn sức khoẻ sinh sản kì này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về vắc xin phòng ngừa nhiễm HPV. Do chưa có thuốc đặc trị, tiêm phòng được xem là biện pháp bảo vệ cơ thể an toàn và hiệu quả nhất hiện nay. Khi tiêm phòng HPV, chị em phụ nữ đã hạn chế nguy cơ mắc các bệnh lý nặng như gây ung thư, tiền ung thư và mụn cóc sinh dục do chủng HPV nguy hiểm gây ra, từ đó bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ sinh sản cho chính mình và cả bạn đời. Tuy nhiên, những ai được tiêm phòng HPV và khi tiêm phòng cần lưu ý điều gì, cùng Em18+ tìm hiểu qua bài viết này nhé!

Tiêm phòng HPV đủ liệu trình là biện pháp bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ sinh sản hiệu quả nhất

  1. Vắc xin phòng HPV là gì?

Hiện nay, Việt Nam đã cấp phép lưu hành hai loại vắc-xin ngăn ngừa nhiễm trùng các loại vi-rút HPV bao gồm: Gardasil®, Cervarix®. Vắc xin Gardasil® phòng ngừa 4 loại HPV chủng 6, 11, 16 và 18 và Cervarix® phòng 2 chủng là 16, 18. Chủng 16 và 18 được đánh giá là chủng virus nguy hiểm, gây ra 70% khả năng bệnh ung thư cổ tử cung, cao hơn so với các chủng khác.

suc-khoe-sinh-san-virus-hpv

  1. Đối tượng nào có thể tiêm phòng HPV?

Theo khuyến cáo, nữ giới trong độ tuổi từ 9 – 26 nên tiêm ngừa HPV trước khi có QHTD vừa để phòng lây nhiễm HPV vừa để phòng ngừa ung thư cổ tử cung. Tuy nhiên, nếu phụ nữ trong độ tuổi này đã có QHTD hoặc quá độ tuổi vẫn có thể tiêm phòng bệnh, tuy nhiên sẽ phải xét nghiệm tầm soát ung thư trước khi tiêm.

  1. Đối tượng nào không nên tiêm phòng HPV?

Theo khuyến cáo của các chuyên gia, những đối tượng sau đây không nên tiêm phòng HPV:

  • Dị ứng với bất kì thành phần nào của vắc xin
  • Đang bị sốt cao cấp tính, nhiễm trùng ở cấp độ vừa hoặc nặng. Nên điều trị dứt điểm mới bắt đầu tiêm vắc xin
  • Bị giảm tiểu cầu, rối loạn đông máu hoặc đang dùng thuốc làm loãng máu
  • Đang có thai hoặc đang cho con bú
  • Đã nhiễm vi khuẩn HPV

Trước khi tiêm phòng, chị em sẽ trải qua quy trình khám sàng lọc, nếu như không có vấn đề sẽ được bắt đầu liệu trình tiêm.

  1. Liệu trình tiêm phòng HPV như thế nào?

Số liều của vắc xin HPV có từ 2 đến 3 mũi tiêm. Trung tâm Kiểm soát và Chủng ngừa (ACIP) hướng dẫn lịch trình dùng thuốc khác nhau, tùy thuộc vào độ tuổi của từng cá nhân. Trẻ em bắt đầu loạt vắc xin trước 15 tuổi chỉ cần hai liều để đạt được hiệu quả bảo vệ hoàn toàn. Những người từ 15 tuổi trở lên hoặc người có hệ thống miễn dịch kém cần ba liều mới có thể phát huy hết công dụng phòng bệnh.

  1. Vắc xin HPV có gây tác dụng phụ hay không?

Vắc xin HPV được đánh giá là an toàn, ít gây tác dụng phụ nguy hiểm. Nếu có, chỉ là tình trạng sưng, đau ở ngay vị trí tiêm, đôi khi gây sốt nhẹ nhưng đều không đáng ngại.

Dù đã tiêm ngừa HPV nhưng chị em phụ nữ vẫn không nên chủ quan trong việc phòng bệnh. QHTD an toàn, có sử dụng BCS nếu không có ý định sinh con, chung thuỷ với một bạn tình… là cách tốt nhất để chị em bảo vệ sức khoẻ cho chính mình.

Lựa chọn và sử dụng các sản phẩm Em18+ là cách để phụ nữ bảo vệ sức khoẻ sinh sản của mình.

Đọc thêm:

Những câu hỏi thường gặp về Virus HPV (P.1) | Tư vấn sức khoẻ sinh sản Em18+

Những câu hỏi thường gặp về Virus HPV (P.2) | Tư vấn sức khoẻ sinh sản Em18+

Những câu hỏi thường gặp về Virus HPV (P.3) | Tư vấn sức khoẻ sinh sản Em18+

viendatphukhoasilentnight.chinhhang