Phần 2 của chuyên mục giải đáp những câu hỏi thường gặp về virus HPV, Em18+ sẽ tiếp tục gửi đến các chị em về các thông tin liên quan đến sức khoẻ sinh sản, những biến chứng khi mắc chủng HPV nguy hiểm và cách phòng bệnh cũng như biện pháp chăm sóc sức khoẻ sinh sản hiệu quả nhất.
Trang bị đầy đủ kiến thức về virus HPV là biện pháp bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ sinh sản hiệu quả nhất dành cho chị em phụ nữ
- Nhiễm HPV có nguy cơ phát triển thành ung thư hay không?
Đa số chủng HPV không gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh, tuy nhiên, một số lại nguy hiểm, gặp thêm sức đề kháng của cơ thể yếu, rất dễ dẫn đến các bệnh nguy hiểm, trong đó có ung thư.
Virus HPV có thể gây nên bệnh ung thư cổ tử cung và một số loại ung thư khác bao gồm ung thư âm hộ, âm đạo, dương vật và hậu môn. Ngoài ra, virus này còn có thể gây ung thư vòm họng, bao gồm cả gốc lưỡi và amydal (ung thư vùng miệng hầu).
Ung thư có thể xuất hiện sau khi bệnh nhân bị nhiễm HPV nhiều năm đến vài chục năm. Chủng HPV gây ra bệnh mụn cóc cơ quan sinh dục khác với chủng HPV gây ra bệnh ung thư.
Hiện chưa biết được khi nào những người bị nhiễm HPV có thể tiến triển thành bệnh ung thư hoặc các vấn đề sức khỏe khác. Những người bị suy giảm miễn dịch (bao gồm cả những người nhiễm HIV/AIDS) có thể ít khả năng đề kháng với HPV hơn và thường dẫn đến các vấn đề về sức khỏe do khi nhiễm virus này.
- Làm thế nào để phòng tránh virus HPV?
Hiện nay, chưa có bất kì một phương pháp kiểm tra hay xét nghiệm nào có thể xác minh mức độ nhiễm virus hay thời điểm nhiễm bệnh. Do đó, chỉ có cách tiêm phòng là biện pháp bảo vệ an toàn nhất cho các chị em phụ nữ lẫn bạn tình.
- Tiêm vắc xin:
Vắc xin HPV rất an toàn, có hiệu quả phòng bệnh cao và được khuyên dùng cho trẻ em và người lớn trong độ tuổi từ 9 – 26. Trẻ em được khuyến khích nên tiêm phòng HPV ở độ tuổi 11- 12. Liệu trình tiêm vắc xin gồm ba mũi tiêm trong thời gian sáu tháng. Tiêm đủ liều là yếu tố rất quan trọng để đạt được hiệu quả phòng bệnh.
- Định kỳ sàng lọc phát hiện ung thư cổ tử cung
Xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung (PAP) là phương pháp giúp chị em xác định xem trong cơ thể có hay không virus HPV. Phụ nữ trong độ tuổi từ 21 đến 65 nên định kì đến khám làm các xét nghiệm liên quan để có thể nhanh chóng tìm được những dấu hiệu bất thường của cơ thể, từ đó có liệu trình điều trị phù hợp
Định kỳ sàng lọc cho phụ nữ trong độ tuổi từ 21 đến 65 có thể giúp phòng chống ung thư cổ tử cung.
- QHTD an toàn
Chung thuỷ với một bạn tình và sừ dụng BCS nếu không có ý định sinh con là cách để chị em phòng bệnh cho mình cũng như bạn tình. Tuy nhiên, virus vẫn có thể xâm nhập thông qua vùng da không được BCS che phủ. Do đó, cả hai vẫn nên chủ động theo dõi, chăm sóc sức khoẻ thường xuyên để hạn chế tối đa tình trạng lây bệnh.
(Còn tiếp)
Lựa chọn và sử dụng các sản phẩm Em18+ là cách để phụ nữ bảo vệ sức khoẻ sinh sản của mình.
Đọc thêm:
Tìm hiểu về Virus HPV | Tư vấn sức khỏe sinh sản Em18+
Những câu hỏi thường gặp về Virus HPV (P.1) | Tư vấn sức khoẻ sinh sản Em18+