Trong phần cuối của chủ đề những câu hỏi thường gặp về virus HPV, Em18+ sẽ cùng với các chị em phụ nữ giải đáp những thắc mắc liên quan đến sức khoẻ sinh sản của chị em sẽ bị ảnh hưởng như thế nào nếu nhiễm HPV. HPV chưa có thuốc đặc trị, vậy lộ trình điều trị bệnh ra sao? Nếu nhiễm HPV trong quá trình mang thai liệu có ảnh hưởng gì đến thai kì hay không và biện pháp chăm sóc sức khoẻ sinh sản cho mẹ bầu là gì? Cùng tìm hiểu qua bài viết này nhé!
Virus HPV là virus gây bệnh qua đường QHTD, do đó các chị em phụ nữ cần có biện pháp chăm sóc sức khoẻ sinh sản hợp lý để phòng bệnh cho bản thân và cho bạn đời
- Đâu là dấu hiệu để phát hiện bệnh?
Ở thời điểm hiện tại, vẫn chưa có bất kì xét nghiệm nào có thể phát hiện liệu một người có nhiễm HPV hay không và cũng chưa có xét nghiệm nào được chấp nhận phát hiện HPV ở miệng và họng.
Hiện tại, phụ nữ từ 30 tuổi trở lên có thể làm xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung Pap để xác định sự tồn tại của virus HPV trong cơ thể. Tuy nhiên, xét nghiệm này không áp dụng cho nam giới, trẻ vị thành niên, hay phụ nữ dưới 30 tuổi.
Hầu hết các bệnh nhân bị nhiễm HPV không biết rằng liệu mình có bị nhiễm HPV không. Một số có thể phát hiện bệnh dựa trên những biểu hiện như xuất hiện mụn cóc ở cơ quan sinh dục, hoặc thông qua quá trình sàng lọc ung thư cổ tử cung. Một số chỉ phát hiện ra bệnh khi đã tiến triển thành ung thư.
- Có thể điều trị triệt để virus HPV hay không?
Hiện tại vẫn chưa có thuốc đặc trị HPV, các bác sĩ sẽ điều trị dựa trên biểu hiện bệnh:
- Mụn cóc:
Hiện tại, có thể điều trị bệnh mụn cóc bằng các phương pháp vật lý (đốt laser, đốt điện, hoặc áp lạnh) kèm với các thuốc bôi tại chỗ. Tuy nhiên, nhược điểm của các phương pháp này là dễ tái phát và không thể điều trị tận gốc. Nếu không được điều trị, các mụn cóc có thể tự biến mất, có thể giữ nguyên trong nhiều năm, hoặc có thể phát triển cả về số lượng lẫn kích cỡ mụn.
- Ung thư cổ tử cung và các loại ung thư khác:
Tuỳ vào từng trường hợp mà có liệu trình điều trị thích hợp. Tuy nhiên, phụ nữ từ 30 tuổi trở đi được khuyến cáo nên định kì làm các xét nghiệm tầm soát ung thư để có thể phát hiện sớm và điều trị kịp thời.
- Liệu HPV có ảnh hưởng đến thai kì?
Theo nghiên cứu thì HPV ít ảnh hưởng đến thai kì và xác suất lây từ mẹ sang con cũng rất thấp. Dù cho em bé mới sinh nhiễm HPV từ mẹ thì sức đề kháng của bé vẫn đủ để tự loại bỏ HPV trong cơ thể. Dù nhiễm HPV nhưng mẹ bầu hoàn toàn có thể sinh thường mà không cần mổ lấy thai.
Trong một số trường hợp, thai kì sẽ khiến tình trạng bệnh tiến triển nhanh. Mụn cóc sinh dục mọc nhiều và nhanh hơn bình thường, dễ gây chảy máu. Các bác sĩ sẽ theo dõi quá trình bệnh phát triển và lên lộ trình điều trị sau khi sinh.
Lựa chọn và sử dụng các sản phẩm Em18+ là cách để phụ nữ bảo vệ sức khoẻ sinh sản của mình.
Đọc thêm:
Những câu hỏi thường gặp về Virus HPV (P.1) | Tư vấn sức khoẻ sinh sản Em18+
Những câu hỏi thường gặp về Virus HPV (P.2) | Tư vấn sức khoẻ sinh sản Em18+