TÌM HIỂU VỀ RỐI LOẠN KINH NGUYỆT (P.1) |TƯ VẤN SỨC KHOẺ SINH SẢN EM18+

TÌM HIỂU VỀ RỐI LOẠN KINH NGUYỆT (P.1) | TƯ VẤN SỨC KHOẺ SINH SẢN EM18+

23/11/2020 - 514

Rối loạn kinh nguyệt liệu có ảnh hưởng đến sức khoẻ sinh sản của phụ nữ? Xuất hiện kinh nguyệt là một trong những dấu hiệu xác định điểm bắt đầu của giai đoạn dậy thì ở nữ giới. Vào giai đoạn đầu, việc kinh nguyệt xuất hiện không đều, tháng nhiều, tháng ít, thậm chí vài tháng không có kinh nguyệt và việc hết sức bình thường và thường sẽ kéo dài khoản 2 – 3 năm đầu. Tuy nhiên, đối với các chị em phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, nếu xuất hiện tình trạng kinh nguyệt không đều có thể là dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang gặp vấn đề gì đó về sức khoẻ. Rối loạn kinh nguyệt có thể xuất hiện ở bất cứ độ tuổi nào, tuy nhiên, nếu trong độ tuổi sinh đẻ, rối loạn kinh nguyệt có thể ảnh hưởng đến khả năng mang thai của chị em phụ nữ. Vậy, rối loạn kinh nguyệt là gì? Ảnh hưởng của rối loạn kinh nguyệt đến khả năng mang thai ra sao? Đâu là biện pháp chăm sóc sức khoẻ sinh sản đúng cách để giảm thiểu nguy cơ mắc rối loạn kinh nguyệt? Cùng Em18+ tìm hiểu nhé!

Chăm sóc sức khoẻ sinh sản khi mắc chứng rối loạn kinh nguyệt là gì?

  1. Thế nào là rối loạn kinh nguyệt

Kinh nguyệt là hiện tượng lớp niêm mạc tử cung bị bong ra một cách có chu kì do sự sụt giảm đột ngột của estrogen hoặc estrogen & progesteron khiến máu từ buồng trứng chảy ra ngoài vùng âm đạo. Kinh nguyệt thường xuất hiện lần đầu vào giai đoạn 12 – 13 tuổi. Chu kì trước cách chu kì sau khoảng 28 ngày. Tuy nhiên, trên thực tế, khoảng thời gian giữa hai kì có thể ngắn hơn hoặc dài hơn từ 3 – 5 ngày và số ngày hành kinh trung bình từ 5 – 7 ngày.

suc-khoe-sinh-san-kinh-nguyet-khong-deu

Khi chu kì kinh có những biểu hiện bất thường về số ngày hành kinh, lượng máu kinh và khoảng cách giữa hai kì kinh thì sẽ được gọi là tình trạng rối loạn kinh nguyệt.

Đối với trẻ em gái trong giai đoạn mới dậy thì, rối loạn kinh nguyệt có thể xem là dấu hiệu bình thường do buồng trứng cũng như hoạt động của các nội tiết tố chưa ổn định. Tuy nhiên, nếu phụ nữ trong độ tuổi sinh sản gặp tình trạng này thì rất có thể là dấu hiệu của các bệnh lý phụ khoa.

Rối loạn kinh nguyệt có thể xảy ra cho phụ nữ ở nhiều độ tuổi, mức độ và biểu hiện khác nhau như ở lứa tuổi dậy thì, sinh con, mãn kinh... gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe, khả năng sinh lý và chức năng sinh sản của chị em phụ nữ nếu không được chữa trị kịp thời.

  1. Liệu rối loạn kinh nguyệt có ảnh hưởng đến khả năng mang thai?

Câu trả lời là có. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp, chị em phụ nữ dù gặp phải tình trạng rối loạn kinh nguyệt nhưng vẫn mang thai thành công. Mấu chốt là cần tìm ra nguyên nhân vì sao, từ đó có biện pháp cải thiện phù hợp.

  • Nếu do yếu tố sinh lý:

Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, đầy đủ chất. Không sử dụng các chất kích thích, không uống nhiều cà phê, trà đặc, không hút thuốc lá. Đa dạng hoá các loại thực phẩm là cách nhanh nhất để cơ thể đầy đủ chất. Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày để giúp thanh lọc cơ thể.

Xây dựng chế độ vận động, tập luyện phù hợp với thể chất.

Ngủ đủ giấc, hạn chế thức khuya, giữ cho tinh thần luôn thoải mái, tránh căng thẳng, mệt mỏi quá độ

Vệ sinh vùng kín đúng cách cũng như QHTD an toàn

  • Nếu do yếu tố bệnh lý:

Kiểm tra định kỳ để theo dõi và bảo vệ sức khỏe của chính mình. Thăm khám sức khỏe định kỳ không chỉ phòng tránh rối loạn kinh nguyệt mà còn nhiều bệnh lý phụ khoa khác.

Lựa chọn và sử dụng các sản phẩm Em18+ là cách để phụ nữ bảo vệ sức khoẻ sinh sản của mình.

Đọc thêm:

Kinh nguyệt không đều liệu có đáng ngại? (P.1) | Tư vấn sức khoẻ sinh sản Em18+

Kinh nguyệt không đều liệu có đáng ngại? (P.2) | Tư vấn sức khoẻ sinh sản Em18+

viendatphukhoasilentnight.chinhhang