KINH NGUYỆT KHÔNG ĐỀU CÓ ĐÁNG NGẠI? (P.2) | SỨC KHOẺ SINH SẢN EM18+

KINH NGUYỆT KHÔNG ĐỀU LIỆU CÓ ĐÁNG NGẠI? (P.2) | TƯ VẤN SỨC KHOẺ SINH SẢN EM18+

23/11/2020 - 473

Kinh nguyệt đều đặn, không có các dấu hiệu bất thường chứng tỏ sức khoẻ sinh sản của chị em không gặp vấn đề gì nghiêm trọng. Tuy nhiên, đối với phụ nữ trong độ tuổi sinh sản, nếu kinh nguyệt không đều thì lại là dấu hiệu của các bệnh lý phụ khoa. Rong kinh, mất kinh, kinh thưa… đều là các hình thức của kinh nguyệt không đều. Để có biện pháp điều trị, chăm sóc sức khoẻ sinh sản phù hợp, chị em cần xác định đâu là nguyên nhân gây ra tình trạng này. Cùng Em18+ tìm hiểu qua bài viết này nhé!

Nguyên nhân và ảnh hưởng của tình trạng kinh nguyệt không đều đối với sức khoẻ sinh sản của phụ nữ

  • Mang thai/ đang cho con bú

Chậm kinh khoảng 3- 4 ngày so với kì kinh trước là tình trạng thường thấy ở phụ nữ, nhưng nếu chậm kinh từ 10 ngày trở lên mà trước đó có QHTD thì chị em nên cân nhắc đến khả năng mang thai. Ngoài ra, sữa mẹ có chứa nhiều prolactin ức chế hormon sinh sản dẫn đến kinh nguyệt của phụ nữ sẽ rất ít hoặc không có trong thời gian cho con bú.

  • Tác dung phụ của thuốc tránh thai

Các loại thuốc tránh thai có thể làm thay đổi nội tiết tố bên trong cơ thể, dẫn đến tình trạng chậm kinh, đau bụng kinh dữ dội trong thời gian hành kinh. Ngoài ra, các loại thuốc tuyến giáp, thuốc hoá trị, thuốc chống đông máu… cũng có thể có tác dụng phụ tương tự.

  • Bắt đầu dậy thì/ tiền mãn kinh

Trong khoảng 2 – 3 năm đầu dậy thì, buồng trứng chưa phát triển đầy đủ, công thêm nội tiết tế hoạt động chưa ổn định dẫn đến tình trạng kinh nguyệt không đều. Ngược lại, khi phụ nữ vào giai đoạn tiền mãn kinh, các chức năng buồng trứng dần suy giảm, lượng estrogen sản xuất ít hơn, gây nên tình trạng kinh nguyệt không đều.

  • Biểu hiện của các bệnh lý phụ khoa

Hội chứng đa nang buồng trứng: Kinh nguyệt không đều là đặc điểm nổi bật nhất của hội chứng đa nang buồng trứng do lượng androgens tăng lên có thể gây mất kinh hoặc ra máu nhiều hơn khi có kinh.

U xơ tử cung: U xơ là những khối u cơ phát triển trong thành tử cung. U xơ tử cung có thể khiến cho lượng kinh nguyệt ra rất nhiều, thậm chí gây nên tình trạng thiếu máu ở phụ nữ.

Lạc nội mạc tử cung: Lạc nội mạc tử cung gây đau bụng dữ dội khi có kinh, khiến kinh nguyệt kéo dài, lượng kinh nguyệt nhiều và gây ra máu bất thường giữa các kỳ kinh.

Bệnh tuyến giáp: Nếu chị em mắc bệnh suy giáp, tuyến giáp hoạt động kém có thể khiến kinh nguyệt dài hơn, nhiều hơn và gây đau bụng hơn. Ngược lại, bệnh cường giáp sẽ khiến kinh nguyệt của chị em ngắn hơn, ít hơn.

Ung thư cổ tử cung: Biểu hiện đặc trưng của bệnh lý ung thư cổ tử cung là ra máu bất thường ngoài kì kinh, thậm chí ra máu trong hoặc sau khi giao hợp, kết hợp với tình trạng khí hư bất thường.

  • Cân nặng thiếu ổn định

Thừa cân hoặc sút cân quá nhanh cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng kinh nguyệt không đều ở nữ giới. Cân nặng thay đổi ảnh hưởng đến nồng độ hormon trong cơ thể. Nếu cơ thể tăng cân hoặc sụt cân quá nhanh có thể dẫn đến tình trạng kinh nguyệt ra nhiều hoặc ra ít một cách bất thường.

  • Stress

Khi não bộ luôn trong tình trạng căng thẳng, mệt mỏi, quá trình sản xuất hormon tuyến yên thiếu ổn định khiến cho quá trình tiết dịch và rụng trứng bị gián đoạn, gây tình trạng kinh nguyệt không đều.

  • Vận động quá mức

Tập thể dục nặng hoặc quá sức gây trở ngại cho các hormon chịu trách nhiệm về kinh nguyệt. Khắc phục tình trạng này rất đơn giản, chị em phụ nữ chỉ cần vận động điều độ, phù hợp với thể trạng, kết hợp chế độ ăn uống, nghỉ ngơi khoa học là kinh nguyệt sẽ ổn định trở lại.

Lựa chọn và sử dụng các sản phẩm Em18+ là cách để phụ nữ bảo vệ sức khoẻ sinh sản của mình.

Đọc thêm:

Khí hư lẫn máu liệu có đáng ngại? | Chăm sóc vùng kín Em18+

Kinh nguyệt không đều liệu có đáng ngại? (P.1) | Tư vấn sức khoẻ sinh sản Em18+

viendatphukhoasilentnight.chinhhang