MẮC U NANG BUỒNG TRỨNG CÓ PHẢI PHẪU THUẬT? | SỨC KHOẺ SINH SẢN EM18+

MẮC U NANG BUỒNG TRỨNG CÓ PHẢI PHẪU THUẬT? | TƯ VẤN SỨC KHOẺ SINH SẢN EM18+

30/11/2020 - 563

Nếu như được chỉ định phẫu thuật, sức khoẻ sinh sản của phụ nữ có bị ảnh hưởng hay không? Sau khi mổ, có mất nhiều thời gian để bình phục hay không? Chế độ chăm sóc sức khoẻ sinh sản sau mổ như thế nào? Đó là những câu hỏi mà hầu hết các chị em phụ nữ đều đặt ra khi được bác sĩ đề nghị phẫu thuật điều trị u nang buồng trứng. Trên thực tế, không phải 100% người mắc u nang buồng chứng đều phải phẫu thuật. Bác sĩ sẽ căn cứ trên các yếu tố như tính chất u (cơ năng hay thực thể), kích thước u, nguyên nhân, thể trạng…. để quyết định xem có phải mổ hay không và sẽ mổ như thế nào (nội soi, mổ mở…). Cùng Em18+ tìm hiểu sâu hơn về các trường hợp cần và không cần mổ nhé!

Nếu phải mổ, chế độ chăm sóc sức khoẻ sinh sản sau mổ cần lưu ý điều gì?

  1. Khi nào cần phải phẫu thuật?

Như đã nói ở trên, phác đồ điều trị sẽ được căn cứ dựa trên tính chất của u cũng như nguyên nhân hình thành của chúng.

Đối với u cơ năng, sẽ không cần can thiệp y khoa, chúng sẽ tự mất đi sau từ 3 đến 6 chu kì kinh mà không để lại bất cứ ảnh hưởng gì.

Nếu tình trạng u nang tái phát thường xuyên, chị em phụ nữ sẽ được chỉ định dùng các loại thuốc tránh thai có khả năng ức chế sự phát triển của u. Một điểm lưu ý là những loại thuốc này không có tác dụng làm giảm kích thước u.

suc-khoe-sinh-san-u-nang-buong-trung

Quy trình điều trị thường được chia làm hai giai đoạn, theo dõi và phẫu thuật. Nếu sau quá trình theo dõi mà kích thước u không giảm, không biến mất thì có thể chuyển sang giai đoạn phẫu thuật.

Trong một vài trường hợp, phẫu thuật có thể được chỉ định nếu bệnh nhân có:

  • Khối u nang có tính chất phức tạp
  • Triệu chứng chèn ép các cơ quan khác bên trong cơ thể
  • U nang có kích thước lớn hơn 6cm
  • Bệnh nhân đã mãn kinh hoặc tiền mãn kinh.
  • Biến chứng như xoắn u, vỡ u, xuất huyết…
  1. Các phương pháp phẫu thuật hiện có

Phẫu thuật nội soi ổ bụng: Với phương pháp này, bác sĩ sẽ rạch các đường nhỏ trên thành bụng để đưa ống thông vào ổ bụng. Qua đèn soi xác định vị trí u nang và có thể loại bỏ u nang hoặc lấy mẫu cần sinh thiết. Với phương pháp nội soi, diện tích vùng tổn thương không lớn, do đó không mất quá nhiều thời gian để bình phục bình phục

Mổ mở: Đây là phẫu thuật xâm lấn bằng cách mổ qua thành bụng để loại bỏ u nang. Bệnh nhân thực hiện phẫu thuật theo phương pháp này có thể có thời gian hồi phục lâu hơn so với phương pháp mổ nội soi.

Đối với những bệnh nhân được chỉ định phẫu thuật, bác sĩ căn cứ vào đặc điểm của khối u và nguyện vọng sinh con của bệnh nhân, để có thể lựa chọn phương pháp mổ hở hay mổ nội soi, lựa chọn phẫu thuật triệt để cắt bỏ toàn bộ buồng trứng bên bệnh hay chỉ bóc tách khối u.

  1. Chăm sóc sau phẫu thuật

Sau phẫu thuật, chị em cũng cần lưu ý một vài điểm sau:

  • Tái khám đúng lịch hẹn để được theo dõi diễn tiến bệnh cũng như tình trạng sức khỏe của bạn.
  • Sử dụng thuốc theo đơn, không được tự ý bỏ thuốc hoặc thêm các loại thuốc khác không được chỉ định.
  • Lưu ý những bất thường của chu kỳ kinh nguyệt
  • Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, vận động phù hợp
  • Khám phụ khoa định kì.

Lựa chọn và sử dụng các sản phẩm Em18+ là cách để phụ nữ bảo vệ sức khoẻ sinh sản của mình.

Đọc thêm:

U nang buồng trứng – Định nghĩa & Nguyên nhân | Tư vấn sức khoẻ sinh sản Em18+

Các phương pháp chẩn đoán u nang buồng trứng | Tư vấn sức khoẻ sinh sản Em18+

viendatphukhoasilentnight.chinhhang