KHÍ HƯ LẪN MÁU LIỆU CÓ ĐÁNG NGẠI? | CHĂM SÓC VÙNG KÍN EM18+

KHÍ HƯ LẪN MÁU LIỆU CÓ ĐÁNG NGẠI? | CHĂM SÓC VÙNG KÍN EM18+

13/11/2020 - 689

Khi chăm sóc vùng kín, một trong những dấu hiệu để chị em xác định mức độ khoẻ mạnh của “cô bé” chính là huyết trắng. Huyết trắng sinh lý là cơ chế tạo độ ẩm tự nhiên của cơ thể phụ nữ, tuy nhiên, đôi khi đó lại là dấu hiệu của các bệnh lý phụ khoa mà chị em không nên lơ là. Huyết trắng bệnh lý hay còn gọi là khí hư là dấu hiệu đầu tiên cảnh báo viêm nhiễm, tuy nhiên không nhiều chị em phát hiện được điều bất thường này khi chăm sóc cô bé.  Đặc biệt, không ít chị em gặp phải tình trạng ra khí hư lẫn máu sau khi giao hợp. Không chỉ gây ảnh hưởng đến chất lượng đời sống vợ chồng mà khí hư lẫn máu còn là dấu hiệu cảnh báo vùng kín đang gặp vấn đề. Tuy nhiên, bạn cũng không nên quá lo lắng, vì đôi khi, hiện tượng ra khí hư có máu có thể là dấu hiệu sinh lý bình thường. Vậy, khi nào là bình thường, khi nào là bất thường, cùng Em18+ tìm hiểu qua bài viết này nhé!

Gặp tình trạng khí hư lẫn máu trong quá trình chăm sóc cô bé, sẽ là hiện thường bình thường khi:

  1. Rối loạn kinh nguyệt

Rối loạn kinh nguyệt là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng khí hư lẫn máu. Khi nội tiết tố trong cơ thể không ổn định sẽ khiến chu kì kinh nguyệt bất ổn. kinh nguyệt bị rối loạn nên đôi khi sẽ có hiện tượng khí hư lẫn máu nâu. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài thường xuyên thì lại là điều rất đáng lo ngại.

cham-soc-vung-kin-u-huyet-trang

  1. Dấu hiệu mang thai

Các chị em đã có chồng hoặc có QHTD lưu ý, khí hư lẫn máu xuất hiện có thể là dấu hiệu cho thấy bạn đã mang thai. Các chị em nên đi khám để có kết quả chính xác nhất.

  1. Tác dụng phụ của thuốc tránh thai khẩn cấp

Nếu bạn đã uống thuốc tránh thai trước đó, thì rất có thể hiện tượng khí hư có máu là do tác dụng phụ của thuốc tránh thai khẩn cấp gây ra. Thuốc tránh thai khẩn cấp là con dao hai lưỡi, mang lại nhiều tác dụng phụ không mong muốn nếu chị em quá lạm dụng loại thuốc này. Lạm dụng thuốc có thể gây teo niêm mạc tử cung, ảnh hưởng lâu dài tới khả năng sinh sản về sau. Ngoài ra, phụ nữ còn có nguy cơ mắc các bệnh về gan, thận, tim mạch, ung thư vú hay ung thư cơ quan sinh sản,... nếu lạm dụng thuốc trong một thời gian dài.

  1. Chu kì kinh nguyệt sót lại

Dù kì kinh nguyệt đã kết thúc nhưng một số chị em vẫn thấy tình trạng khí hư lẫn máu xuất hiện. Dấu hiệu này là bình thường do máu kinh chưa được đào thải ra hết trong những ngày nguyệt san nên còn sót lại một chút và lẫn vào khí hư. Tình trạng này không đáng lo ngại và sẽ hết sau một vài ngày.

(Còn tiếp)

Xem thêm các sản phẩm chăm sóc vùng kín có nguồn gốc từ nhiên nhiên của Em18+

Đọc thêm:

Những điều cần biết về huyết trắng | Chăm sóc vùng kín Em18+

Nhận biết bệnh qua màu sắc huyết trắng | Chăm sóc vùng kín Em18+

viendatphukhoasilentnight.chinhhang