ĐA NANG BUỒNG TRỨNG LÀ KHÔNG THỂ MANG THAI? | SỨC KHOẺ SINH SẢN EM18+

MẮC ĐA NANG BUỒNG TRỨNG LÀ KHÔNG THỂ MANG THAI? | TƯ VẤN SỨC KHOẺ SINH SẢN EM18+

01/12/2020 - 1970

Một trong những “kẻ thù giấu mặt” gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ sinh sản của chị em phụ nữ đó chính là hội chứng đa nang buồng trứng. Theo số liệu thống kê cho thấy, tỉ lệ phụ nữ trong độ tuổi sinh sản mắc đa nang buồng trứng có dấu hiệu tăng theo từng năm. Đáng lo ngại hơn, y học vẫn chưa tìm ra phương thuốc đặc trị cho căn bệnh này mà chủ yếu điều trị dựa trên biểu hiện bệnh cũng như mục đích điều trị. Để giảm thiểu nguy cơ vô sinh, chị em phụ nữ cần phải hiểu rõ được đa nang buồng trứng là gì cũng như những dấu hiệu thường gặp để điều trị sớm và có phương pháp chăm sóc sức khoẻ sinh sản phù hợp. Cùng Em18+ tìm hiểu về hội chứng này nhé!

Chăm sóc sức khoẻ sinh sản kĩ lưỡng là cách giúp chị em phòng bệnh và phát hiện bệnh kịp thời

  1. Đa nang buồng trứng là gì?

Rối loạn cân bằng hormone là tác nhân chính gây nên hội chứng đa nang buồng trứng. Những phụ nữ mắc hội chứng này thường có sự gia tăng bất thường về nồng độ Androgen (hormone nam giới) trong cơ thể. Điều này gây gián đoạn quá trình phát triển của nang noãn từ đó buồng trứng xuất hiện nhiều nang nhỏ. Do nang noãn không phát triển được, trứng không thể trưởng thành và không có hiện tượng rụng trứng, hiện tượng phóng noãn không xảy ra dẫn tới khả năng thụ thai cũng mất đi.

suc-khoe-sinh-san-da-nang-buong-trung

  1. Nguyên nhân gây bệnh

Do di truyền: Nếu trong gia đình (bà, mẹ, chị gái…) có người từng mắc đa nang buồng trứng thì bạn cũng có khả năng mắc bệnh.

Do dư thừa insulin: Insulin dư thừa được cho là đẩy mạnh sản xuất Androgen của buồng trứng. Sự gia tăng bất thường của Androgen sẽ khiến trứng không thể trưởng thành, không thể rụng trứng sẽ không có quá trình thụ thai.

Chế độ ăn uống, sinh hoạt không điều độ: Một chế độ ăn quá nhiều dầu mỡ, quá nhiều tinh bột sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Chị em cần xây dựng thực đơn đầy đủ dinh dưỡng và lành mạnh, kết hợp với chế độ vận động phù hợp với thể trạng sẽ giúp cơ thể khoẻ mạnh, dẻo dai, giảm thiếu tối đa các tác nhân gây bệnh.

  1. Triệu chứng của bệnh

Rối loại chu kỳ kinh nguyệt (rong kinh, thưa kinh…)

Tăng cân, béo phì

Cảm giác đầy bụng và khó chịu vùng bụng dưới: Những cơn đau từ nhẹ âm ỉ đến đau quặn dữ dội vùng bụng dưới như khi hành kinh. Vùng bị đau có thể ở vùng chậu, vùng bụng hoặc vùng lưng dưới.

Nguyên nhân của tình trạng ngưng thở khi ngủ chủ yếu là do rối loạn nội tiết tố và tình trạng tăng cân bất thường gây ra.

Sắc tố da sậm màu nhất là ở háng, cổ và nách

Lông mọc dày ở vùng mặt, ngực, bụng… nguyên nhân do cơ thể sản xuất nhiều nội tiết tố nam.

Thường xuyên cảm thấy lo âu, căng thẳng, buồn vui vô cớ, thậm chí là trầm cảm.

Lựa chọn và sử dụng các sản phẩm Em18+ là cách để phụ nữ bảo vệ sức khoẻ sinh sản của mình.

Đọc thêm:

U nang buồng trứng – Định nghĩa & Nguyên nhân | Tư vấn sức khoẻ sinh sản Em18+

Các phương pháp chẩn đoán u nang buồng trứng | Tư vấn sức khoẻ sinh sản Em18+

viendatphukhoasilentnight.chinhhang