Mở đầu chủ đề về bệnh xã hội, chuyên mục tư vấn sức khoẻ sinh sản của Em18+ đã định nghĩa bệnh xã hội là gì cũng như chỉ ra các đối tượng dễ trở thành nạn nhân của loại bệnh này. Bệnh xã hội là để định nghĩa chung của nhóm các bệnh lý lây qua đường tình dục, đường máu, đường tiếp xúc trực tiếp… và có nguy cơ gây hại đến sức khoẻ cộng đồng bởi khả năng lây lan nhanh chóng. Các chuyên gia đã thống kê được có khoảng trên 20 bệnh khác nhau, trong đó có những bệnh chưa có thuốc đặc trị. Nhóm bệnh thường được chia dựa trên tác nhân gây bệnh, ví dụ nhóm các loại bệnh xã hội do vi khuẩn, do virus, do nấm, do ký sinh trùng… Những bệnh xã hội thường gặp nhất là gì? Các biện pháp phòng bệnh cũng như bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ sinh sản ra sao? Cùng Em18+ tìm hiểu nhé!
Một số bệnh xã hội chưa có thuốc đặc trị, do đó, chị em phụ nữ phải tự trang bị kiến thức để bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ sinh sản của chính mình
- Bệnh lậu
Bệnh lậu do tác nhân lậu cầu khuẩn Neisseria Gonorrhoeae gây nên. Đây là một bệnh gây ra tình trạng viêm nhiễm trùng đường tiết niệu. Nếu tỉ lệ mắc bệnh ở nam giới là 20% sau 1 lần quan hệ thì ở nữ giới là 60 – 80%. Tỉ lệ này sẽ còn tăng đối với những người quan hệ đồng giới. Bệnh không chỉ ảnh hưởng đến sức khoẻ mà còn ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của người mắc bệnh.
Ngoài lây qua đường tình dục thì bệnh lậu còn lây qua tiếp xúc cả trực tiếp lẫn gián tiếp cũng như qua đường từ mẹ sang con. Triệu chứng bệnh đều liên quan tới tình trạng viêm nhiễm đường tiết niệu. Lậu cầu khuẩn có tốc độ phát triển rất nhanh nên chỉ sau khoảng một tháng, bệnh đã có thể chuyển sang giai đoạn mãn tính.
- Bệnh Chlamydia
Chlamydia là bệnh nhiễm trùng đường sinh dục tiết niệu do vi khuẩn khuẩn Chlamydia Trachomatis gây nên. Người mắc bệnh chlamydia cũng có triệu chứng viêm nhiễm đường tiết niệu. Chlamydia được xếp vào nhóm bệnh nguy hiểm bởi khả năng gây vô sinh rất cao.
Tốc độ mà khuẩn Chlamydia Trachomatis lây lan trong cơ thể tương đối nhanh, gây nên tình trạng viêm tinh hoàn, ống dẫn tin. Ở nữ giới thì loại khuẩn này gây viêm vùng chậu. Đây là những bệnh lý gây nguy cơ vô sinh hiếm muộn phổ biến. Không chỉ vậy, phụ nữ mang thai mắc Chlamydia dễ gặp các biến chứng thai kì như sảy thai, thai ngoài tử cung…
- Bệnh giang mai
Giang mai là bệnh lý nguy hiểm chỉ sau AIDS và để lại nhiều ảnh hưởng xấu về sức khoẻ cũng như tâm lý cho người mắc bệnh.
Tác nhân gây bệnh giang mai là xoắn khuẩn Treponema Pallidum gây nên. Loại xoắn khuẩn này ở những giai đoạn biểu hiện giang mai đầu tiên thì không ảnh hưởng nhiều. Khi xâm nhập vào cơ thể, giang mai thường ủ bệnh trong nhiều năm. Đến khi có những biểu hiện ra bên ngoài thì thường bệnh đã vào giai đoạn muộn.
Giang mai phát triển qua từng giai đoạn. Ở giai đoạn đầu và giai đoạn hai, bệnh thường không có triệu chứng rõ ràng, chủ yếu là tốc độ lây lan giữa người với người rất nhanh nếu có quan hệ hoặc tiếp xúc với người bệnh. Khi bệnh vào giai đoạn cuối thường để lại những tổn thương nặng nề cho sức khoẻ, ví dụ như đột quỵ, bại liệt, mù lòa, tổn thương nội tạng, trầm cảm, suy giảm khả năng đi lại, rối loạn ý thức, tổn thương nội tạng thậm chí là tử vong.
Lựa chọn và sử dụng các sản phẩm Em18+ là cách để phụ nữ bảo vệ sức khoẻ sinh sản của mình.
Đọc thêm:
Thế nào là quan hệ tình dục an toàn? (P.2) | Tư vấn sức khoẻ sinh sản Em18+