HỌC CÁCH CHUNG SỐNG VỚI HIV/ AIDS | TƯ VẤN SỨC KHOẺ SINH SẢN EM18+

HỌC CÁCH CHUNG SỐNG VỚI HIV/ AIDS | TƯ VẤN SỨC KHOẺ SINH SẢN EM18+

19/11/2020 - 494

Tuân thủ chặt chẽ phác đồ điều trị, theo dõi kĩ tình trạng sức khoẻ sinh sản, giữ tinh thần lạc quan… là những điều mà bệnh nhân HIV nên làm để tận hưởng cuộc sống một cách trọn vẹn. Nhiễm HIV không đồng nghĩa với việc cuộc đời đã khép lại, mà nó sẽ là cơ hội để bạn sống theo một cách đặc biệt hơn. Ngày nay, với những tiến bộ trong việc điều trị HIV, người bệnh đã có thể vừa điều trị bệnh, vừa sinh hoạt, giao tiếp xã hội một cách bình thường mà không gặp quá nhiều trở ngại. Bên cạnh đó, nếu phát hiện sớm tuân thủ đúng phác đồ điều trị, bệnh nhân HIV có thể cải thiện chất lượng cuộc sống cũng như kéo dài tuổi thọ. Có rất nhiều quan niệm sai lầm về HIV, về những người mắc bệnh HIV cũng như những vấn đề liên quan đến chăm sóc sức khoẻ sinh sản sau khi nhiễm bệnh. Những quan niệm sai lầm đó là gì? Cùng Em18+ tìm hiểu qua bài viết này nhé!

Những quan niệm sai lầm về bệnh HIV và cách chăm sóc sức khoẻ sinh sản khi mắc bệnh:

Nhiễm HIV chắc chắn sẽ phát triển thành bệnh AIDS?

Điều này hoàn toàn sai. Virus gây suy giảm miễn dịch ở người (HIV) là một loại virus phá hủy tế bào miễn dịch CD4, tế bào miễn dịch của cơ thể . Nếu được thăm khám và sử dụng thuốc thích hợp, bạn có thể khống chế HIV không trở thành AIDS trong nhiều năm.

AIDS hay Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải là giai đoạn cuối của bệnh HIV, khi đó số lượng tế bào CD4 trong cơ thể giảm xuống dưới con số 200.

suc-khoe-sinh-san-HIV

Cứ tiếp xúc gần là có khả năng nhiễm HIV?

Quan niệm sai lầm này dẫn đến nhiều bệnh nhân HIV bị xa lánh, cô lập. HIV không lây qua đường không khí, do đó không có chuyện tiếp xúc gần là có nguy cơ bị lây nhiễm HIV.

HIV lây qua 3 đường chính: máu, mẹ sang con và QHTD. Theo đó, một người có khả năng nhiễm HIV khi và chỉ khi:

  • Sử dụng chung kim tiêm, dụng cụ y tế…. có dính máu của người nhiễm HIV
  • QHTD không an toàn với người nhiễm HIV hoặc người tiêm chích ma tuý
  • Một đứa trẻ sinh ra từ người mẹ nhiễm HIV

Người mắc bệnh HIV có tuổi thọ ngắn hơn nhiều so với người bình thường?

Điều này chỉ đúng khi bạn không thường xuyên kiểm tra tình trạng sức khoẻ, tuân thủ tuyệt đối phác đồ điều trị. Dù chưa có thuốc đặc trị điều trị HIV, tuy nhiên có những loại thuốc có thể khống chế HIV biến chứng thành AIDS. Do đó, nếu sử dụng thuốc đều đặn, người bệnh vẫn có thể có tuổi thọ tương đương hoặc gần như tương đương với người bình thường.

Không cần QHTD an toàn khi cả hai người đều đã nhiễm HIV?

Dù cho cả hai người đã mang virus HIV trong người thì vẫn cần QHTD an toàn. QHTD an toàn là biện pháp phòng chống các chủng vi khuẩn virus gây bệnh lây nhiễm qua đường tình dục, bệnh phụ khoa…

Lựa chọn và sử dụng các sản phẩm Em18+ là cách để phụ nữ bảo vệ sức khoẻ sinh sản của mình.

Đọc thêm:

HIV và những điều cần biết (P.1) | Tư vấn sức khoẻ sinh sản Em18+

HIV và những điều cần biết (P.2) | Tư vấn sức khoẻ sinh sản Em18+

viendatphukhoasilentnight.chinhhang